Loading...
  • 35C đại lộ Đồng Khởi, Phú Khương, TP.Bến Tre
  • Thứ 2 - Chủ nhật

Ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến mắt và cách phòng tránh Bến Tre 2024

blue-light-blindness

Theo thống kê của Digital Việt Nam vào tháng 1 năm 2024, có khoảng 78,44 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, co số này chiếm khoảng 79,1% tổng dân số cho chúng ta thấy ngày càng nhiều người sử dụng thiết bị điện tử (laptop, điện thoại, tivi kỹ thuật số) vì vậy mà ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến mắt ngày càng được nhiều người quan tâm. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu các khía cạnh liên quan đến ánh sáng xanh.

Ánh sáng xanh là gì ?

Ánh sáng xanh (cách gọi khác là: ánh sáng xanh tím) hay tia HEV là loại ánh sáng nhìn thấy được, có hại đến mắt, bước sóng ngắn và mang năng lượng cao, khi tiếp xúc gần ánh sáng xanh sẽ làm tổn thương, thậm chí làm chết các tế bào thị giác được phát ra trực tiếp từ các thiết bị điện tử hoặc mặt trời.[1]

Ánh sáng xanh là dạng ánh sáng mắt thường có thể nhìn thấy được có bước sóng trong khoảng 380 đến 495 nanomet (nm), đôi khi bị phá vỡ thành ánh sáng xanh tím từ 380 – 450nm và ánh sáng xanh lam 450 – 500nm.[2]

Ánh sáng xanh gây hại (ánh sáng xanh tím): nằm trong khoảng 380nm đến 450nm gây hại võng mạc, dẫn đến các vấn đề mỏi mắt, mất ngủ và rối loạn nhịp sinh học.

Ánh sáng xanh có lợi (ánh sáng xanh lam): nằm trong khoảng 450nm đến 495nm giúp điều hòa sinh học, cải thiện khả năng nhận thức.[4]

vung-anh-sang-xanh- ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến mắt và cách phòng tránh
Vùng ánh sáng xanh

Khoảng 1/3 ánh sáng xanh chúng ta có thể nhìn thấy có năng lượng cao (HEV)[3] được tạo ra từ hai nguồn chính đó là tự nhiên (mặt trời) và nhân tạo (tivi, điện thoại, máy tính, v.v) gây ra chứng khô, mờ và mỏi mắt.

(*) Một điều cần lưu ý: ánh sáng xanh không phải là tia UV (tia cực tím), vì tia UV có bước sóng ngắn hơn nằm trong khoảng 10nm đến 380nm không thể nhìn thấy bằng mắt thường.[5]

Tác nhân tạo ra ánh sáng xanh

Có hai tác nhân chính tạo ra nguồn ánh sáng xanh đó là tác nhân tự nhiên và nhân tạo.

Lượng ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị nhân tạo ít hơn so với bức xạ từ mặt trời. Tuy nhiên, do thời gian và khoảng cách tiếp xúc trực tiếp gần với loại ánh sáng nguy hại này, có thể tác động lâu dài đến sức khỏe của cơ thể. [2]

Ánh sáng xanh tự nhiên: mặt trời là nguồn ánh sáng xanh mạnh nhất, tuy nhiên các tia sáng có năng lượng cao ở đầu màu xanh lam sẽ dễ tán xạ khi va chạm với không khí và phần tử nước trong khí quyển làm cho bầu trời có màu xanh lam tự nhiên giúp con người có thể tăng cường mức độ tập trung, tỉnh táo.

blue-sky-with-mountain
Bầu trời màu xanh lam

Ánh sáng xanh nhân tạo: nguồn gốc từ các thiết bị như đèn LED, huỳnh quang, tivi màn phẳng, điện thoại, màn hình máy tính. Mỗi loại thiết bị khác nhau sẽ có cường độ ánh sáng xanh phát ra khác nhau, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng xanh ở khoảng cách gần gây ra các bệnh về mắt, mỏi mắt:

  • Đèn huỳnh quang: chứa 25% ánh sáng nguy hại, nhỏ hơn so với ánh sáng mặt trời nhưng việc thường xuyên tiếp xúc sẽ tạo ra tác hại lớn hơn.
  • Đèn LED: sử dụng trong màn hình máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh và tivi, chứa khoảng 35% ánh sáng nguy hại và tạo ra tác hại về mắt lớn hơn so với mặt trời và đèn huỳnh quang do tiếp xúc thường xuyên hơn.
anh-sang-xanh-thiet-bi-nhan-tao
Biểu đồ thống kê cường độ ánh sáng phát ra từ các thiết bị [2]

Ảnh hưởng của ánh sáng xanh đến mắt

Gây thoái hóa điểm vàng (ADM)

Ánh sáng xanh có thể xuyên qua tất cả các điểm trên mắt và tới võng mạc (lớp phủ nằm sau mắt) làm hỏng các tế bào nhạy cảm với ánh sáng nằm bên trong võng mạc gây ra thoái hóa điểm vàng (AMD) dẫn đến khả năng mù lòa vĩnh viễn.[6]

Bệnh thoái hóa điểm vàng xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi và những người thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng xanh từ các màn hình kỹ thuật số. Hiện nay, con người sử dụng thiết bị điện tử một cách thường xuyên và cường độ nhiều hơn trên 3 giờ mỗi ngày, vì vậy mà bệnh thoái hóa điểm vàng ngày càng trẻ hóa.[1]

Nếu bạn có những biểu hiện sau (nhìn mờ vùng trung tâm, nhìn mờ đột ngột, hình ảnh biến dạng méo mó, xuất hiện điểm mờ đen trước mắt, rối loạn thị lực màu, nhìn vật nhạt màu, song thị)[1] thì nên đặt lịch hoặc trực tiếp đến phòng khám mắt uy tính gần đó để kiểm tra tình trạng của mắt tránh các nguy cơ để bệnh tiến triển nặng gây mù lòa.

thoai-hoa-diem-vang-amd
Thoái hóa điểm vàng AMD [6]

Gây ra hội chứng thị giác màn hình (CVS)

Hội chứng thị giác màn hình (CVS) là một nhóm các triệu chứng như (kích ứng mắt, mờ mắt và đau đầu, cùng các triệu chứng khác) xuất hiện khi tiếp xúc lâu với màn hình thiết bị điện tử phát ra ánh sáng xanh. Những triệu chứng ảnh hưởng tạm thời trong một khoảng thời gian làm gián đoạn thời gian làm việc, hoạt động hằng ngày.

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) thì người tiếp xúc với ánh sáng xanh một vài giờ (trên 3 giờ) mỗi ngày, sẽ nguy cơ mắc hội chứng thị giác màn hình.

Người mắc phải hội chứng thị giác màn hình chỉ chớp mắt từ 3 -7 lần/ phút (bình thường 18 – 22 lần/ phút) làm cho mắt điều tiết liên tục với màn hình làm khô mắt, kích ứng và sinh ra các bệnh lý khác về mắt.

tired-man-sits-front-computer-with-cup-coffee
Hội chứng thị giác màn hình (CVS)

Lợi ích của ánh sáng xanh đối với cơ thể con người

Không phải ánh sáng xanh nào cũng có hại đối với cơ thể của chúng ta, có một loại ánh sáng xanh lam có bước sóng từ 450nm đến 495nm xuất hiện thường trên bầu trời giúp giúp tăng cường sự tỉnh táo, giúp trí nhớ và chức năng nhận thức cũng như cải thiện tâm trạng.

Ngoài ra ánh sáng xanh lam còn giúp trị chứng rối loạn cảm xúc theo mùa (SAD), điều chỉnh nhịp sinh học của con người (chu kỳ giấc ngủ)

Cách phòng tránh ánh sáng xanh

  • Sử dụng mắt kính có tròng kính được trang bị lớp phủ chống ánh sáng xanh hiệu quả.
  • Tiếp xúc với thiết bị điện tử dưới 3 giờ mỗi ngày để giữ mắt bảo vệ khỏi ánh sáng xanh.
  • Hạn chế tiếp xúc quá lâu với các thiết bị điện tử như (máy vi tính, điện thoại, tivi) vào ban đêm hoặc trước khi ngủ vì nó sẽ làm rối loạn nhịp sinh học.
  • Điều chỉnh ánh sáng phòng phù hợp với ánh sáng tương phản từ máy tính để giảm căng thẳng lên mắt và giảm tình trạng mỏi mắt.
  • Áp dụng nguyên tắc 20-20-20 của Tiến sĩ Luxme Hariharan: khi bắt đầu làm việc khoảng 20 phút hãy nhìn ra một khoảng cách xa 20 feet tương đương (6m) trong thời gian 20 giây.[7]
  • Khám mắt định kỳ thường xuyên tại các phòng khám uy tính gần khu vực bạn để được kiểm tra hiện trạng mắt thường xuyên, giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm sự phát triển của các triệu chứng liên quan đến hội chứng thị giác màn hình.

Dịch vụ khám mắt, điều trị, cắt kính chống ánh sáng xanh PKM BS Minh Bến Tre

Tại phòng khám mắt Bs. Minh Bến Tre có hỗ trợ dịch vụ khám, điều trị mắtcắt kính chống ánh sáng xanh với giá cả hợp lý và được tư vấn miễn phí từ đội ngũ y, bác sĩ trước khi mua tròng kính hoặc sử dụng dịch vụ khi gọi vào số điện thoại (079.860.86.86) hoặc đến phòng khám trực tiếp để được hỗ trợ tại địa chỉ 35C đại lộ Đồng Khởi, Phú Khương, TP. Bến Tre (Siêu thị CoopMart đi tới 700m, xéo lò kẹo Thanh Long, cạnh nhà trẻ Hoa Hồng).

(*) Ngoài ra PKM Bs. Minh còn hỗ trợ các dịch vụ khám mắt, cắt kính, đo mắt thao khảo tại đây, và bạn có thể đặt lịch hẹn trực tiếp tại Đặt Lịch | Phòng Khám Mắt Bs. Minh để quản trị viên phòng khám sắp xếp và giữ hẹn đúng khung thời gian mà không cần phải chờ đợi lâu.


PHÒNG KHÁM MẮT BẾN TRE – MẮT KÍNH BS MINH

Khám chuyên sâu các bệnh lý mắt: cườm khô, cườm nước, mộng thịt, khô mắt…

Chuyên Ortho K – xoá cận không phẫu thuật tại Bến Tre.

Đo khúc xạ khách quan Retinoscopy chuẩn bệnh viện (Auto Refractor và Retinoscopy). Làm kính cận, viễn, loạn, hai tròng, đa tròng.

?35C đại lộ Đồng Khởi, Phú Khương, tp.Bến Tre (Siêu thị CoopMart đi tới 700m, xéo lò kẹo Thanh Long, cạnh nhà trẻ Hoa Hồng).

?079.860.86.86

Website: https://phongkhammatbsminh.com

?Địa điểm Google Maps: 35C đại lộ Đồng Khởi, Phú Khương, tp.Bến Tre (Siêu thị CoopMart đi tới 700m, xéo lò kẹo Thanh Long, cạnh nhà trẻ Hoa Hồng).

?GIỜ LÀM VIỆC

Thứ 2 đến thứ 7:

??TRƯA từ 11h đến 12h

??CHIỀU từ 17h đến 20h

Chủ nhật:

??SÁNG từ 7h đến 12h

??CHIỀU nghỉ